Nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí bạn cần biết

25/01/2021

Nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí bạn cần biết

Gia công cơ khí luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu anh em không có kinh nghiệm hoặc không nắm rõ các nguyên tắc an toàn. Hôm nay, Cosmovina sẽ chia sẻ những nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí. Từ đó giúp anh em cơ khí đảm bảo an toàn lao động khi gia công, sửa chữa, vận hành,...

1. Nguyên nhân gây ra mất an toàn trong gia công cơ khí

Thiết bị che chắn không được đảm bảo.

Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm hỏng, hoạt động không chính xác.

Bộ phận điều khiển máy bị hỏng.

Vi phạm các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy phạm, quy trình khi sử dụng máy cơ khí.

Vi phạm nội dung an toàn lao động của nhà xưởng.

Điều kiện môi trường kém như: thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, độ ồn vượt quá tiêu chuẩn.

Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, di chuyển trong xưởng không thuận lợi.

Sắp xếp nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thành phẩm/bán thành phẩm thiếu ngăn nắp, gọn gàng.

2. Những tai nạn thường xảy ra trong gia công cơ khí

  • Bị vấp ngã
  • Va đập, sập đổ
  • Bỏng phoi
  • Giật điện
  • Đâm thủng
  • Quần áo, tóc bị cuốn vào máy.
  • Máy cán, kẹp, cắt,...
  • Phoi bắn vào mắt

3. Những nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí

Nguyên tắc chung

Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động từ khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị theo các tiêu chuẩn quy phạm an toàn.

Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn.

Tổ chức mặt bằng nhà xưởng, phân xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn. Bố trí nhà xưởng, kho bãi và đường vận chuyển thuận tiện, hợp lý. Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo điều kiện an toàn.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy móc, dụng cụ gia công

Chỉ có người phụ trách được khởi động và điều khiển máy móc.

Trước khi khởi động cần kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng của mình.

Khi có việc khác, phải tắt máy. Tuyệt đối không để máy tự hoạt động mà không có người điều khiển.

Cần tắt công tắc nguồn khi bị mất điện.

Muốn điều chỉnh máy phải tắt động cơ và chờ đến khi máy dừng hẳn. Tuyệt đối không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy.

Người vận hành cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ các nhân, không mặc quần áo quá dài, đeo khăn quàng cổ, đi găng tay,...

Kiểm tra máy móc thường xuyên và định kỳ.

Nếu máy bị hỏng nên loại bỏ hoặc có ký hiệu đặc biệt để các anh em nhân công đều biết.

Nguyên tắc khi che chắn máy móc, thiết bị

Các bộ phận chi tiết che chắn thiết bị cần đảm bảo:

  • Cố định chắc vào máy.
  • Che chắn được phần chuyển động của máy.
  • Không cản trở hoạt động và tầm nhìn của người lao động.
  • Có thể tháo dỡ khi máy móc cần bảo dưỡng.

Ngoài ra, anh em cũng cần chú ý đến hệ thống biển báo nguy hiểm trên máy móc, đảm bảo hệ thống điện ổn định và an toàn, thực hiện đầy đủ biện pháp phòng cháy chữa cháy,...

XEM THÊM:

          -      Những điều cần biết về gia công cơ khí khi cắt dây

          -      4 hình thức gia công cơ khí phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân gây tai nạn và các nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí được trình bày mang tính tổng quát. Dù là người sử dụng, vận hành hay sửa chữa thì đừng bỏ qua những kiến thức an toàn lao động trên đây nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Nhắn tin Facebook Chat Zalo:0932.488.998
icon icon icon