So sánh sự khác nhau giữa băng tải khung thép và băng tải khung nhôm

07/05/2021

So sánh sự khác nhau giữa băng tải khung thép và băng tải khung nhôm

Băng tải khung thép và băng tải khung nhôm có sự khác biệt rất lớn về mặt vật liệu chế tạo cũng như môi trường sử dụng

Thông thường, chúng ta đã quá quen thuộc với hệ thống băng tải trong công nghiệp được làm từ chất liệu inox hay nhựa PVC. Đây đều được coi là những loại vật liệu thông dụng với độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt. Vậy, đối với những dòng băng tải với phần khung được làm từ chất liệu nhôm và thép thì sao?

Mời bạn cùng với Công ty Cosmo Việt Nam chúng tôi tìm hiểu về những đặc tính của hai loại vật liệu này cũng như so sánh sự khác nhau giữa băng tải khung nhômbăng tải khung thép nhé!

Thông tin đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là những đặc tính nổi trội của nhôm và thép. Bởi những tính chất này sẽ quyết định đến môi trường hoạt động của băng tải.

So sánh sự khác nhau giữa băng tải khung thép và băng tải khung nhôm

Đặc điểm nổi trội của vật liệu nhôm và thép

- Nhôm là một kim loại khá mềm, dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxy hóa do lớp oxit nhôm có dạng màng mỏng, không cho không khí và oxy lọt qua để tiếp tục quá trình oxy hóa nên các vật liệu làm từ nhôm có một độ bền đáng nể.

Vì lý do về độ bền và dễ uốn dẻo đó nên nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày

- Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,14% theo trọng lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều bạn cần cân nhắc trước khi đầu tư hệ thống băng tải

Phân biệt khái niệm ODM và OEM trong ngành gia công cơ khí chính xác

Khung băng tải là một hệ thống dùng động cơ để kéo băng tải di chuyển từ đó vận chuyển vật liệu trong khoảng cách vừa và lớn với các tải trọng khác nhau một cách dễ dàng. Khung băng tải có nhiệm vụ giúp băng tải luôn vững chắc, an toàn, là bộ phận đỡ và lắp con lăn, các loại dây băng tải. Chính vì vậy, chất liệu cấu tạo nên chúng cũng vô cùng quan trọng.

Ưu, nhược điểm của băng tải khung nhôm định hình

- Độ bền cao: Khung băng tải nhôm định hình được sản xuất theo phương pháp đùn ép, nguyên liệu là nhôm 6063, với độ nguyên chất cao, đảm bảo cho nhôm định hình công nghiệp có độ bền cao.

- Băng tải khung nhôm định hình được chế tạo bằng nhôm tấm được anodied hóa sáng bóng bề mặt, chống xước, chịu lực tốt.

- Khả năng chống tĩnh điện tốt: Nhôm có hệ số dẫn điện cao so với các vật liệu khác (như sắt, inox...) giúp giải phóng lượng điện dung sinh ra trong quá trình ma sát, giảm tối đa ảnh hưởng của dòng điện tích tụ, tránh gây ảnh hưởng tới các sản phẩm (đặc biệt là các sản phẩm điện tử).

- Băng tải khung nhôm định hình với trọng lượng nhẹ có thể tháo lắp, di chuyển dễ dàng.

- Tính linh hoạt trong lắp ráp: Băng tải khung nhôm định hình sử dụng các phụ kiện nhôm định hình như con trượt, ke góc để lắp ráp, vì thế có tính linh hoạt cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Ưu, nhược điểm của băng tải khung thép

Với dòng khung này, băng tải thường được sử dụng để truyền tải những vật liệu có trọng tải lớn, đòi hỏi khung sườn chắc chắn, chịu lực cao. Khung băng tải sắt thép được dùng khi thiết kế băng tải cao su, băng tải gỗ, băng tải con lăn. Bề mặt khung sẽ được sơn một lớp sơn tĩnh điện hay mạ kẽm để có độ bền cao hơn, hoạt động tốt trong những môi trường khắc nghiệt.

Trên đây là bài viết so sanh băng tải khung nhôm và băng tải khung thép. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Nhắn tin Facebook Chat Zalo:0932.488.998
icon icon icon